Home / Blog / Những điều chưa biết về cacao Việt chất lượng

Những điều chưa biết về cacao Việt chất lượng



Cacao được người Maya cổ đại phát hiện lần đầu tiên cách đây 3000 năm. Họ đặt tên cho cacao là “thức ăn của Chúa” và xem cacao như một thực phẩm giúp cải thiện tinh thần và thể chất hiệu quả. 
Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà loại thực phẩm được tìm thấy ở nơi xa xôi vạn dặm kia lại du nhập được vào Việt Nam và góp phần tạo nên các dòng sản phẩm socola đậm đà phong vị Việt? Cùng ngược dòng lịch sử để khám phá sự phát triển của loại cây cacao tại mảnh đất hình chữ S nhé! 


Hành Trình Của Cacao Từ Pháp Đến Việt Nam
Vào cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp ở Đông Dương đã đưa cacao vào Việt Nam. Người Pháp muốn thiết lập một nguồn cung cấp cacao mới tại Việt Nam như những gì người Tây Ban Nha đã làm ở Philippines vào cùng thời điểm. Đó là khởi nguồn cho sự bén rễ của cacao tại Việt Nam.
Một số người cho rằng chính vị bác sĩ Alexandre Yersin là người đã đem cây cacao đến mảnh đất này như một phần trong những dự án sinh học của ông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một nhà truyền giáo khác là Đức Cha Gernot cũng đã thử nghiệm trồng cây cacao tại Bến Tre vào cuối những năm 1800.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc canh tác nhưng cây cacao trồng tại đây không đáp ứng được kỳ vọng của người Pháp. Không có nguồn vốn đầu tư hoặc bí quyết nuôi trồng hiệu quả, cacao thời Pháp thuộc vẫn luôn chỉ là loại cây trồng thứ yếu. Chỉ có dưới một tấn sản lượng cacao hàng năm được ghi nhận. Tuy vậy, người Pháp đã quyết định không loại bỏ việc trồng cacao trên quy mô lớn hơn trong những năm 1920 và 1930.


Cacao Vietnam khởi nguồn từ người Pháp

Sau khi người Pháp rời Việt Nam vào năm 1954, họ đã để lại nhiều cây ca cao ở một số vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Những người làm vườn tại địa phương đã chăm sóc những đồn điền cacao này, với mục đích đơn giản chỉ là để thưởng thức cacao tươi. Trong những ngày đen tối nhất, nhiều đồn điền cacao nhỏ ở miền Nam Việt Nam đã bị phá bỏ do chiến tranh Việt Nam leo thang.Cacao Việt Thời Liên Bang Xô Viết
Vào những năm 1980, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các giao dịch thương mại vốn ít ỏi với chính quyền Liên Xô và một vài quốc gia Đông Âu khác. Sau chiến tranh Việt Nam, một số chương trình giao lưu giữa các nhà nông học Việt Nam và Cuba đã được tổ chức. Các chuyên gia sản xuất socola của Liên Xô và Cuba cũng tiến hành hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này. 
Tuy nhiên, bức tường Berlin sụp đổ kéo theo sự đổ vỡ của Liên Bang Xô Viết đã giáng một đòn mạnh vào thị trường cacao tại Việt Nam nữa. Các khách hàng Liên Xô bỏ đi, khiến cây cacao Việt lại không có nguồn tiêu thụ và người nông dân lại phải cắt bỏ để trồng loại cây khác phù hợp hơn với thời thế.

Sự Hồi Sinh Của Cacao Việt Nam Trong Những Năm 2000
Sau khi kết thúc lệnh cấm vận của Mỹ, các thương nhân hàng hóa quốc tế, tổ chức phi chính phủ và chương trình phát triển nước ngoài đã xem Việt Nam là điểm đến tiếp theo trên bản đồ socola quốc tế khi nhu cầu ngày một tăng cao.
Một sự hồi sinh mới của cacao Việt Nam đã diễn ra vào năm 2000. Một nhà nghiên cứu Việt Nam từ Trường Đại học Nông Lâm Nông nghiệp đã hợp tác với các tổ chức và công ty thương mại quốc tế khác để đầu tư vào sự phát triển của cacao Việt Nam. 
Ngoài ra, tín hiệu tích cực cho cây cacao Việt Nam còn đến từ thị trường Trung Quốc khi thu nhập bình quân đầu người ở nước này có xu hướng tăng, kéo theo sự tăng trưởng của thị trường đồ ngọt nói chung. Các nhà sản xuất socola công nghiệp lớn nhất thế giới cũng tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách nhập nguồn cacao đầu vào từ Việt Nam.

Bị Ảnh Hưởng Bởi Khủng Hoảng Tài Chính Thế Giới Năm 2008
Mọi thứ chỉ mới bắt đầu cất cánh nhưng cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã làm chững lại bước phát triển của cacao Việt Nam. Giá mua vào của thị trường cacao thế giới tại thời điểm này không đủ để bù đắp cho việc chăm bón loại cây này. 
Việc phải vất vả tìm đầu ra cũng như chi phí cao khiến người nông dân không đủ khả năng chi trả là những yếu tố lớn nhất dẫn đến sự xuống dốc nhanh của thị trường cacao Việt tại thời điểm này. Nhiều người nông dân Việt Nam đã phá bỏ cây cacao do chính họ trồng ra và dường như không hề có dự định quay trở lại với loại cây trồng này.


Cacao Việt Nam ghi dấu ấn chất lượng trên trường quốc tế

Cacao Trên Đà Phát Triển Những Năm Gần Đây
Trong vòng vài năm sau, cacao Việt Nam chứng kiến sự bứt phá ấn tượng với sự xuất hiện của những nhà sản xuất socola mới. Một số hộ nông dân nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long đã quyết định hồi sinh cây cacao bản địa sau khi nhận thấy tiềm năng to lớn của nó. 
Với sự khởi xướng của những người có niềm đam mê to lớn với cacao cũng như sự tham gia của các nhà sản xuất socola quốc tế, người trồng cacao tại Việt Nam đã nhận được hỗ trợ thông qua nhiều chương trình hợp tác. 
Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn nhất trong việc trồng cacao chính là khả năng sinh lời chậm. Cây ca cao trung bình phải mất đến 6 năm mới cho trái, khiến người dân địa phương khó có thể thu hồi được vốn đầu tư một sớm một chiều. Do đó, người nông dân cần có thu nhập xứng đáng để phát triển loại cây mang nhiều tiềm năng thương mại này.

Chọn Mua Socola Chất Lượng Làm Từ Cacao Việt Ở Đâu?
Vinh dự đạt được 7 giải thưởng về chất lượng do Viện Hàn Lâm Chocolate (Academy of Chocolate) tổ chức và được đánh giá bởi các nhà báo quốc tế, đầu bếp bánh ngọt và chuyên gia về socola, Belvie chính là điểm đến hoàn hảo dành cho các tín đồ socola yêu hương vị ngọt ngào chất lượng lại quan tâm đến sức khoẻ.
Belvie chocolate – “Fine chocolate for a fine life” là thương hiệu socola hảo hạng được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công của Bỉ với nguyên liệu chính là hạt Cacao Việt. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm dày dặn của bậc thầy socola trứ danh và nét đặc trưng về địa lý mang đến những thanh socola đậm đà xen lẫn hương vị bản địa rất riêng. 

Để lựa chọn các sản phẩm socola đậm chất Bỉ, đượm vị Việt, bạn có thể liên hệ:
Địa chỉ: 53 đường S1, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline: 0917 300 879 (Ms.Hà)
Website: belviechocolate.com.vn
Facebook: fb.com/belviechocolate

Những điều chưa biết về cacao Việt chất lượng