Hành trình phát triển của socola Việt

Hành trình phát triển của socola Việt

Tag: Belvie Chocolate,cacao,chocolate,đắng,socola,socola Việt

Văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam, vốn không mấy quen thuộc với loại kẹo có vị béo bùi lại nhưng những đắng như socola. Song, những năm trở lại đây, socola đã dần trở thành một trong những thức quà được ưa chuộng. Để có thể chiếm được lòng tin yêu của thực khách Việt, socola tại Việt Nam đã phải trải qua khá nhiều thăng trầm.

 

Nguồn gốc của socola

 

Socola đã được làm ra và sử dụng 2000 năm trước bởi những cư dân cổ Olmec, Maya, Aztec của vùng nhiệt đới Trung Mỹ. Họ sử dụng hạt cacao: lên men, sấy và nghiền nhuyễn chúng ra, trộn chung với hỗn hợp bột ngô và ớt để tạo thành một loại thức uống và gọi nó là Xocolatl, mà ngày nay người Mexico gọi là món “Chilate”. Đến khoảng thế kỷ thứ 15, người Tây Ban Nha bắt đầu xâm chiếm vùng Trung Mỹ và biết đến món ăn này. Thế là cùng với những người lính Tây Ban Nha, cacao và Xocolatl vượt biển để đến với Châu Âu. Ban đầu, Xocolatl được người Tây Ban Nha dùng để trị các loại bệnh tiêu hóa bởi vị đắng của nó. Cho đến khi họ bắt đầu thêm đường hoặc mật ong vào thì Xocolatl nhanh chóng được biết đến và yêu thích bởi giới thượng lưu. Sự yêu thích dành cho Xocolatl nhanh chóng lan rộng ra khắp Châu Âu và từ đó, hàng loạt các biến âm của “Xocolatl” xuất hiện, từ “Chocolat”, “Chocolate” đến “Socola”,…

 

Sô-cô-la chỉ chính thức được tiêu thụ rộng rãi hơn khi nhà hóa học người Hà Lan Coenraad Johannes van Houten chế ra phương pháp ép bơ cacao khiến việc sản xuất và chế biến socola trở nên dễ dàng hơn vào năm 1828.

Socola đã đến Việt Nam như thế nào?

 

Socola và cacao được người Pháp đưa đến miền Nam Việt Nam vào khoảng thế kỷ thử 19. Song, với giá thành đắt đỏ, socola không được biết đến rộng rãi. Thay vào đó, người Pháp muốn phát triển việc trồng cacao tại Việt Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu socola rất lớn ở Châu Âu. Nhưng do chiến tranh và sự bất ổn trong các khu vực sản xuất công nghiệp, kèm theo đó là khả năng sinh lời kém hơn cà phê, tiêu và điều nên người Việt không trồng cây cacao nữa.

 

Song, vào những năm 1980, một làn sóng phát triển cacao tại Việt Nam lại một lần nữa trỗi dậy. Chính phủ Việt Nam cố gắng phát triển cây cacao tai các nông trường quốc doanh nhằm đáp ứng nhu cầu socola lớn tại Xô Viết. Nỗ lực này đã hình thành các vùng trồng cacao kéo dài qua nhiều tỉnh, từ Quảng Ngãi đến Cần Thơ, với sự góp sức của hàng ngàn nông dân. Đến khi Bức tường Berlin bị sụp đổ khiến nền kinh tế của Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế mà đầu ra cho cacao bị thu hẹp, nông dân Việt lại một lần nữa bỏ qua việc trồng cacao.

 

Đến giai đoạn sau những năm 1990, khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa và hội nhập với quốc tế, socolacacao được tái giới thiệu với người Việt. Với nền kinh tế trên đà phát triển, socola, chủ yếu là socola ngoại, bắt đầu trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Hiệp hội cacao thế giới (WCF) trong việc hỗ trợ Việt Nam tiến hành khảo nghiệm về giống và năng suất, Việt Nam đã dần tìm được hướng phát triển riêng, phù hợp cho việc nuôi trồng cacao nội địa. Từ 2001 đến 2012 đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của các sản phẩm cacao được trồng tại Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của cacao Việt là thành quả của sự nghiên cứu và tìm tòi không ngừng của các nhà nghiên cứu nông lâm cùng với sự góp sức của nhiều tổ chức quốc tế. Nhờ việc hỗ trợ hạt giống miễn phí và đào tạo bài bản mà người nông dân Việt Nam đã có thể họ cải thiện đời sống bằng trái cacao.

 

Cacao được trồng lại Việt Nam chủ yếu là giống lai Trinitario có chất lượng cao nằm trong top 10% loại hạt “hương vị” trên toàn thế giới. Mặc dù hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 0,1% sản lượng cacao trên toàn thế giới nhưng với lợi thế về khí hậu nhiệt đới và thổ nhưỡng đa dạng, hạt cacao của Việt Nam lại được thế giới đánh giá cao bởi hương vị độc đáo, khác biệt với hạt ca cao được trồng ở châu Phi. Tháng 10/2013, tại cuộc thi Salon du Chocolat tổ chức tại thủ đô Paris của Pháp, hạt cacao Việt Nam đã được bầu chọn là hạt cacao tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, tổ chức cacao thế giới (ICCO) đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước sản xuất cacao hương vị tốt hàng đầu thế giới.

Sự trỗi dậy của các thương hiệu socola Việt

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kéo theo sự gia tăng về tầng lớp trung lưu, ngày càng nhiều khách hàng quan tâm đến socola, đặt biệt là các dòng socola premium. Cũng chính vì vậy mà hiện tại có rất nhiều thương hiệu socola được phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh các thương hiệu socola nhập khẩu lâu năm đã chiếm được tình yêu của người tiêu dùng, các thực khách Việt ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm socola nội địa chất lượng, sử dụng chính hạt cacao Việt. Trong đó, Belvie là điểm đến hoàn hảo dành cho các tín đồ socola khi vinh dự đạt được 5 giải thưởng về chất lượng do Viện Hàn Lâm chocolate (Academy of Chocolate) tổ chức và được đánh giá bởi các nhà báo quốc tế, đầu bếp bánh ngọt và chuyên gia về socola.

 

Belvie chocolate“Fine chocolate for a fine life” là thương hiệu socola hảo hạng được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công của Bỉ với nguyên liệu chính là hạt cacao Việt. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm dày dặn của bậc thầy socola trứ danh và nét đặc trưng về địa lý mang đến những thanh socola đậm đà xen lẫn hương vị bản địa rất riêng.

Để lựa chọn các sản phẩm socola đậm chất Bỉ, đượm vị Việt, bạn có thể liên hệ:

Địa chỉ: 84 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 0917 300 879 (Ms.Hà)

Website: belviechocolate.com.vn

Facebook: fb.com/belviechocolate

Bài viết liên quan

Hành trình phát triển của socola Việt
Hành trình phát triển của socola Việt
Hành trình phát triển của socola Việt
Hành trình phát triển của socola Việt
Hành trình phát triển của socola Việt
Hành trình phát triển của socola Việt
X
Giỏ hàng 0
Giỏ hàng trống
0917300879